Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Phần mềm DCAT - Từ điển Công Giáo (Anh - Việt)



Tên chương trình: Phần mềm từ điển Công Giáo (Anh - Việt)
IDE: Visual Studio 2013 - WPF
Yêu cầu để chạy chương trình .NET Framework v4.0

TẢI VỀ: http://www.mediafire.com/download/dia2n224gzzywb0/DCAT_Setup.rar

Các tính năng:
+ Tra cứu hơn 10.000 thuật ngữ trong đạo Công Giáo
+ Cho phép người dùng thêm mới các thuật ngữ.
+ Xóa, sửa các thuật ngữ đã thêm.
- Không có phiên âm.
- Không có phát âm.

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Hương Ngược Gió...



Chúa thương cho con điều ước
Con xin làm cỏ nội giữa đồng hoang.
Đã lớn lên sinh hoạt giữa nội ngàn
Thân mềm mại uốn mình ru với gió.

Con cảm nhận đời con quá bé nhỏ
Có nghĩa gì trong vũ trụ bao la
Hôm nay được gì? Mất chi mất?
Làm vướng bận cho lòng người nhân thế.

Làm thân cỏ yếu mềm đến là thế
Bụi hồng trần phú quý bã công danh.
Sống đơn sơ thanh sạch giữa long trần
Và cảm nhận cuộc đời là ngắn ngủi.

Chúa thương cho con điều ước
Nếu mai này trình diện trước tiền nhân
Đời của con là hoa cỏ nội ngàn
Nên chỉ là vô duyên người lữ khách.

LINH MỤC VÀ CỦA CẢI TRẦN GIAN



Gần đây, trên mạng và báo chí có những bài như “Nghề đi tu” hay “Đời sống xa hoa của một giám mục” v.v… Những bài này nhằm phản ánh dư luận của dân chúng về phong thái của những người đi tu, để nhắc nhở cho giới tu hành rằng phải xem xét lại lối sống của mình sao cho đích đáng. Vì thế, thiết tưởng đây là lúc nên đặt lại vấn đề “Linh mục và của cải trần gian” theo các chỉ dẫn của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm họp tại Roma năm 1971. Thời gian tài liệu đó ra đời tính đến nay đã hơn 40 năm, nhưng giá trị và tính thời sự của nó vẫn không thay đổi, vì đó là đề tài cần thiết và lâu lâu cần phải được nhắc lại.

Thật vậy, trong các đòi hỏi phải từ bỏ của Chúa Giê-su đưa ra cho các Tông Đồ, có một đòi hỏi về vật chất, đặc biệt là tiền của (Mc 10,21; Lc, 18,22}. Đó cũng là một đòi hỏi được gửi đến mọi Ki-tô hữu theo tinh thần nghèo khó, nghĩa là gỡ lòng mình cho khỏi dính bén của cải để có thể thanh thản phụng thờ Chúa và quảng đại phục vụ tha nhân. Nghèo khó là một hình thức cam kết dựa vào lòng tin vào Chúa Giê-su và lòng mến dành cho Người. Hình thức này đòi phải có sự thực tập, một sự từ bỏ của cải tương ứng với đời sống và bậc đời của mỗi người theo ơn gọi ki-tô hữu, với tư cách riêng của mỗi cá nhân hay chung của một cộng đoàn thánh hiến. Tinh thần nghèo khó có giá trị đối với mọi người. Mỗi người phải thực hiện theo cách nào đó cho phù hợp với Tin Mừng.

Đức nghèo khó mà Chúa Giê-su yêu cầu các Tông Đồ thực hành là một mạch suối tu đức không vơi cạn. Đức này không dành cho những nhóm đặc biệt mà thôi, vì tinh thần nghèo khó cần cho mọi người ở mọi nơi và trong mọi thời. Thiếu sót trong vấn đề này là đi ngược lại với giáo huấn của Tin Mừng. Tuy nhiên, trung thành với tinh thần này không có nghĩa là phải từ bỏ mọi sở hữu hay bãi bỏ quyển sở hữu cải vật chất đối với các Ki-tô hữu hay các linh mục. Nhiều lần Huấn Quyền đã kết án những ai chủ trương như thế và tìm cách hướng dẫn tư tưởng và hành động theo đường lối thích hợp. Trong nhiều trường hợp phải đứng trước những tình trạng khó khăn, Hội Thánh đã tìm cách vượt qua bằng nhiều hình thức, nhất là bằng cách kêu gọi lòng hảo tâm của các tín hữu để có phương tiện lo việc thờ phượng, hoạt động bác ái, nuôi dưỡng linh mục, làm việc truyền giáo v.v…

Đúc nghèo khó theo Tin Mừng không hề khinh chê của cải trần gian vì những thứ này được ban cho con người là để sống và hợp tác với chương trình sáng tạo của hiên Chúa. Theo Công Đồng Va-ti-ca-nô II, linh mục cũng như mọi Ki-tô hữu, vì có nhiệm vụ ca tụng và tạ ơn, nên phải nhìn nhận và tán dương lòng quảng đại của Cha trên Trời được biểu lộ trong các của cải trần gian (PO 17). Nhưng Công Đồng còn nói thêm là các linh mục đang khi sống ở giữa thế gian phải luôn luôn nhớ rằng mình không thuộc về thế gian này (Ga 17,14-16) và phải gỡ mình ra cho khỏi mọi ràng buộc quá đáng, hầu đạt được một tư thế thiêng liêng thích hợp và quân bình với thế gian và những sự đời (Pastores do vobis 30).

Đó là một vấn đề tế nhị, vì Hội Thánh thi hành sứ vụ giữa thế gian và của cải vật chất là hoàn toàn cần thiết cho con người để được phát triển. Chúa Giê-su đã không cấm các Tông Đồ nhận các thứ cần thiết cho đời sống ở trần gian. Người cũng xác nhận quyền của các ông khi sai các ông đi rao giảng : “Người ta cho ăn uống thức gì thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công.” (Lc 10,7; x. Mt 10,10). Thánh Phao-lô cũng nhắc cho tín hữu Co-rin-tô : “Chúa truyền cho những ai rao giảng Tin Mừng phải sống nhờ Tin Mừng (1 Cr 9,14) ; Người được học lời Chúa, hãy chia sẻ mọi của cải với người dạy dỗ mình.” (Gl 6,6)

Vì thế, các linh mục có của cải vật chất để sử dụng là điều chính đáng, theo lệnh truyền của Chúa và giáo huấn của Hội Thánh (PO 17). Về điểm này, Công Đồng đưa ra những chỉ dẫn cụ thể sau đây :

Trước hết, việc quản trị tài sản chính thức của Hội Thánh phải được bảo dảm theo các luật lệ hiện hành, với sự trợ giúp của các giáo dân thành thạo. Những của cải này phải luôn luôn được sử dụng để lo công việc thờ phượng, bảo đảm cho linh mục một mức sống vừa đủ, yểm trợ các công việc tông đồ, bác ái, đặc biệt giúp người nghèo. Những nguồn lợi do công việc đạo đức hay chức vụ linh mục mang lại phải được dùng, trước hết để bảo đảm đời sống và hoàn thành những bổn phận của đấng bậc mình. Phần còn lại phải dùng để phục vụ Hội Thánh và những công việc bác ái. Phải đặc biệt nhấn mạnh đến điều này là bất cứ một chức vụ nào trong Hội Thánh được trao cho các linh mục và cả các giám mục nữa, không bao giờ được coi đó là một cơ hội để làm giầu cho cá nhân hay gia đình mình. Vì thế, các linh mục chẳng những không được dính bén của cải mà lại còn phải tránh mọi dáng dấp ham muốn và cẩn thận loại bỏ mọi hình thức buôn bán. Tựu trung, nên nhớ rằng trong việc dùng của cải, mọi sự đều phải dựa vào và diễn ra theo ánh sáng của Tin Mừng.

Khi linh mục làm hay quản trị những công việc đời không thuộc phạm vi thiêng thánh hay tôn giáo cũng phải tuân theo nguyên tắc nói trên. Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1971 tuyên bố rằng bình thường linh mục phải dành toàn thời giờ cho công việc theo chức vụ. Vậy tuyệt đối không được tham gia vào các việc đời và coi đó như mục đích chính. Những công việc này không thể diễn tả cách thỏa đáng trách nhiệm riêng biệt của linh mục. Thượng Hội Đồng cũng đã bày tỏ thái độ và lập trường trước khuynh hướng muốn tục hóa hoạt động của linh mục, muốn linh mục làm một nghề như những người khác ở đời.

Quả thật, có những trường hợp và ở những nơi người ta không biết Chúa Ki-tô, nên cách hữu hiệu nhất để đưa Hội Thánh đến với họ là có những linh mục cùng làm việc, sinh sống như họ và ở giữa họ như Các Linh Mục Thợ chẳng hạn. Lòng quảng đại của những linh mục này thật đánh hoan nghênh. Tuy nhiên, vẫn phải coi chừng vì làm như vậy, linh mục có thể đưa xuống hàng thứ yếu hay loại bỏ thừa tác vụ của mình. Vì mối nguy cơ này như kinh nghiệm chứng tỏ, Công Đồng đòi linh mục nào muốn làm việc lao động như những công nhân, phải được giám mục của mình ưng thuận và cho phép (PO 8). Thượng Hội Đồng 1971 đã đặt ra qui tắc là linh mục làm việc đời phải tùy thuộc giám mục và linh mục đoàn và nếu cần phải xin ý kiến của Hội Đồng Giám Mục (Ench. Vat. IV, 1190).

Đôi khi cũng có những trường hợp như đã xẩy ra trong quá khứ là có những linh mục có năng khiếu và được huấn luyện kỹ, hoạt động trong lãnh vực lao động hay văn hóa nghệ thuật không ăn nhằm gì với công việc đạo. Đây là một trường hợp hết sức đặc biệt và phải theo tiêu chuẩn Thượng Hội Đồng 1971 đã đề ra như mới nói ở trên, nếu muốn trung thành với Tin Mừng và Hội Thánh.

Chúa Giê-su đã sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo khó. Thánh Phao-lô nhắc bảo chúng ta : “Người vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em.”(2 Cr 8,9). Chính Chúa cũng nói với chàng thanh niên muốn theo mình : “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” (Lc 9,57) Những lời này cho thấy một cảnh trơ trụi hoàn toàn, không có chút gì là tiện nghi vật chất. Nhưng không nên vì thế mà vội kết luận Chúa sống trong cảnh bần cùng. Có những đoạn trong Tin Mừng nói Chúa được mời và nhận lời tới nhà những người giầu có (Mt 9,10-11 ; Mc 2,15-16 ; Lc 5,29. 7,36. 19,5-6) cũng như được nhóm phụ nữ trợ giúp về các nhu cầu vật chất. (Lc 8,2-3 ; Mt 27, 55 ; Mc 15,40-41)

Một tinh thần nghèo khó như thế phải được ghi dấu ấn lên cách ăn ở, thái độ, cử chỉ, đời sống và bộ mặt của linh mục là mục tử và người của Chúa. Điều ấy có thể diễn ra bằng một thái độ vô vị lợi, một sự dứt bỏ đối với tiền bạc, một sự từ chối mọi thứ ham muốn trong việc chiếm hữu của cải vật chất, một lối sống đơn sơ, một nơi ở bình thường ai cũng tới được, không có gì xa hoa, đài các.

Kết luận

Chúa Giê-su đã đến rao giảng Tin Mừng cho những người nghèo hèn bé nhỏ. Linh mục và giám mục phải tránh hết sức những gì có thể đưa mình ra xa người nghèo (PO 17). Ngược lại, nếu tập được cho mình tinh thần nghèo khó theo Tin Mừng, các vị sẽ đi đến với họ và tim cách chia sẻ giúp đỡ họ về vật chất cũng như tinh thần. Đó là bằng chứng về Chúa Giê-su nghèo khó của những linh mục nghèo và bạn của những người nghèo. Đó là ngọn lửa tình yêu bập bùng cháy lên trong đời sống của hàng giáo sĩ và Hội Thánh. Nó sẽ có sức chiếu giãi và thu phục nhân tâm hơn những gì khác. Nguyên việc linh mục sống đơn sơ bình dị, không ham tiền đã là một bằng chứng quí giá cho việc rao giảng Tin Mừng rồi.

vietcatholic.net

Gửi em, Ma Soeur!




Ta gửi em một tiếng gọi Ma Soeur
Ôi mộng mơ trái tim hoà nhịp đập
Ôi thập giá sao Chúa hoài lặng im
Để trái tim đã xa vời một nữa

Ta gửi em chút giọt tình nắng mưa
Sao cho vừa thân thương đầy ánh mắt
Em bắt ta phải là chiên ngoan đạo
Sau cơn mơ ta quên mất lời thề

Ta gửi em cát bụi dấu chân về
Xa là nhớ sao chẳng hề lên tiếng
Môi miệng nào cắn chặt lời yêu thương
Mãi đơn phương cổng nhà dòng khép lại

Ta gửi em khoảng lặng của ngày mai
Ta tan biến sương mây không hình dạng
Gửi lời yêu tìm mãi khoảng lang thang
Ôi chữ tình người nửa tỉnh kẻ đang say

NGHỊCH LÝ CỦA ĐỜI TU



Nhìn từ bên ngoài, người ta luôn thấy đời tu rất đẹp, hệt như một Thiên Đường tại thế. Suốt ngày cất cao giọng hát ngợi khen Chúa, vui vẻ với những công việc tầm thường như việc cắt cỏ trồng rau, không một chút bon chen với cuộc đời, không phải lắng lo chuyện gia đình, con cái, không ganh đua với danh vọng cao sang. Nhìn những vị tu sĩ cao niên đắc đạo, miêng lúc nào cũng nở những nụ cười tươi, không quần áo sang trọng, không vàng bạc trữ kho, nhưng tâm hồn lúc nào cũng bình yêu thư thái, lối hành xử luôn chậm rãi khoan thai, không hờn ai, không trách cứ, đó quả thực là điều nhiều người ước mong. Rồi những tấm gương hy sinh cả một đời giúp đỡ những người cơ nhỡ, người nghèo, hay những ai bị cuộc đời ruồng rẫy, họ làm việc như thể đó là niềm vui, cho đi mà chẳng mong gì đền đáp, bao lụy phiền của nhân tình thế thái chẳng thể bám víu trái tim họ. Đời tu quả là tươi đẹp, là dấu chỉ của Nước Chúa hiện diện ở trần gian.

Thế nhưng, chỉ có những ai sống trong đời tu mới có thể hiểu rõ được sống đời tu thật không dễ tí nào. Để có thể trở nên một cây cổ thụ sừng sững uy phong, nó đã phải trải qua không ít những gian nan thử thách. Cây nào chịu đựng được thì lớn lên; cây nào không đủ sức thì gục ngã. Đời tu tuy đẹp đấy, nhưng để có thể sống trọn vẹn lý tưởng này, chẳng con người nào có thể tự sức mình mà sống được. Ấy là bởi vì sống đời tu là sống giữa nghịch lý vô cùng căng thẳng của kiếp người.

Người đi tu là người sống giữa thế gian nhưng không được để mình bị thế gian đụng đến. Họ người có đôi chân chạm đất nhưng đầu thì hướng thẳng về trời cao. Họ phải sống trong cuộc đời nhưng lại bị xem là người ở cõi khác. Họ chọn đời hiến dâng không phải để trốn đời, hận đời, nhưng là để vào đời và yêu mến đời nhiều hơn. Người đi tu cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp như ai kia, nhưng phải chọn lấy cho mình phần kém nhất. Họ phải trải rộng tình thương của mình cho người khác, nhưng lại không được để một người nào đó được phép yêu mình. Họ phải yêu người nhưng không được giữ lại riêng cho mình một ai. Họ yêu nhưng không được nắm giữ.

Ai cũng mong muốn mình có một bến đỗ dừng chân, nơi một mái ấm nhỏ, có tiếng cười của con thơ. Nhưng người đi tu thì phải vượt trên mong muốn ấy. Họ có đôi bàn chân không bao giờ ngừng bước. Họ như ngọn gió ngao du khắp núi rừng, băng qua biển khơi. Chẳng nơi đâu là nhà nhưng cũng chẳng nơi đâu là xa lạ. Nơi họ đặt chân đến là quê hương, là cuộc sống của họ… Họ không được đậu neo ở điểm dừng nào, không được để lòng lưu luyến ai hay bất cứ nơi đâu, nhưng phải thanh thoát và tự do với mọi sự. Nơi con tim của người đi tu chất chứa đầy những tâm tư sâu kín. Họ có yêu ai không, không ai biết; họ có ghét ai không, chẳng ai hay; họ có nóng giận, buồn phiền với ai không, không ai tỏ. Dù bên trong có thế nào, điều mà họ thể hiện ra bên ngoài phải là niềm hạnh phúc, phải là niềm vui, phải là dấu chỉ của Nước Trời.

Đó là lý tưởng đẹp, nhưng cũng là điều không phải dễ mà sống được. Sống giữa căng thẳng luôn làm người ta như muốn xé nát con người mình làm đôi. Làm sao giữa dòng đời vạn biến, tâm mình vẫn không động, vẫn yên vui? Làm sao giữa một thế giới đang hô hào chuyện hưởng thụ vật chất, sống trụy lạc và tự do cá nhân, mình lại chủ trương chọn khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục người khác? Có những tu sĩ đã vì những xu hướng và thúc bách cá nhân đưa đẩy, lại thiếu đi sự kết hiệp với Chúa nên đã dần dần đánh mất đi lý tưởng tuyệt vời và cao quý của đời tu.

Trong giờ phút này, chúng ta hãy dành ít phút cầu nguyện cho những vị tu sĩ ấy:

Trước hết, chúng ta hãy cầu nguyện cho những ai đang đứng trước chọn lựa giữa đời tu và đời sống bình thường. Xin cho họ được ơn soi sáng để có thể bình tâm chọn lựa điều nào hợp với thánh ý Chúa cho cuộc đời mình.

Chúng ta cũng xin Chúa đến kề bên và nâng đỡ những tu sĩ nào đang bị ngả nghiêng theo cơn gió cuộc đời. Xin cho họ biết chạy đến với Chúa khi tâm hồn có chút gợn sóng nhân gian để được ủi an và thêm sức, chứ đừng tìm bù trừ nơi những niềm vui thế tục, nơi những vật chất, tiện nghi. Xin Chúa giúp cho các tu sĩ biết tìm hạnh phúc nơi những hy sinh và thập giá, chứ không phải nơi bạc tiền và danh vọng.

Xin cho các tu sĩ nhận ra rằng biết bao linh hồn đang cần họ đi tới và chia sẻ; có rất nhiều người đang nhìn đến đời sống phục vụ vô vị lợi của họ mà thầm tạ ơn Chúa và nhờ đó có thêm nghị lực đứng lên làm lại cuộc đời. Xin cho họ đừng vì ích kỷ cá nhân và quên đi lời gọi mời cao quý Chúa đã dành cho họ.

Xin cho các tu sĩ, mỗi ngày nên giống Đức Giêsu Kitô vác thập giá – mẫu gương đời sống dâng hiến của họ hơn.

Chúa tạo ra 12 cung hoàng đạo thế nào?


Bạch Dương (21/3 - 20/4)

Bảo Bình (21/1 - 19/2)

Cựu Giải (22/6 - 22/7)

Kim Ngưu (21/4 - 21/5)

Ma Kết (22/12 - 20/1) 



Nhân Mã (23/11 - 21/12)




Song Ngư (20/2 - 20/3)


 Song Tử (22/5 - 21/6)



Sư Tử (23/7 - 22/8)


Thiên Bình (24/9 - 23/10)

Thiên Yết (24/10 - 22/11)


Xử Nữ (23/8 - 23/9)

Mạnh bước lên tôi nhé!



Mạnh bước lên, tôi nhé! 
Dẫu đơn côi độc trình 
Gót chân trần sẽ nở 
Đẹp muôn ngàn hoa xinh 

Mạnh bước lên, tôi nhé! 
Đừng ngoảnh lại sau lưng
Những mùa yêu dang dở
Sẽ mãi đẹp vô chừng

Mạnh bước lên, tôi nhé! 
Dâng cho trọn cuộc tình 
Hoa thơm đời tận hiến 
Sẽ ngát trời hương kinh.

(thầy Cao Gia Ân. SJ)

Bòng mờ đời tu sĩ...



Chợt một ngày con nhìn thấy
những bóng mờ trong đời tu sĩ
bóng mờ về sự trong sạch
bóng mờ của sự khó nghèo
và nhiều những vệt vằn ẩn khuất nữa…

Con bẽ bàng nhận ra
những ước mơ của tuổi thơ con đã bị bẻ vụn
ước mơ về một đời tu quá đẹp
đẹp đến mức không tì vết…
Con buộc phải chấp nhận một sự thật
rằng các “thiên thần” trong mắt con
cũng mang những đôi chân trần chạm đất, 
và bao thần tượng lý tưởng của lòng con
vốn cũng chỉ là những con người bằng xương bằng thịt

Con cảm ơn Chúa, Chúa à! 
Người đã chờ con đủ lớn
để con nhận ra những mặt chìm khuất
của những con người sống đời dâng hiến, 
cho con thấy cả những vệt bẩn
in hằn trên tấm áo tinh tuyền, 
để dạy con hiểu thế nào là “mỏng dòn”, “yếu đuối”…

Lạy Chúa, 
Con người nào cũng là một tội nhân đích thực
nhưng đã được Chúa yêu thương và mời gọi, 
càng nhìn ra những yếu đuối của con người
xin cho con càng nhận ra sự vô hạn trong tình yêu của Chúa. 
Xin cho những yếu đuối con người
không làm con nản lòng và chùng bước, 
nhưng đẩy con tiến lên một cách vững vàng 
vì nhận ra chính Chúa là sức mạnh của con.

Xin cho con ngày càng yêu Chúa hơn
Đấng đã “gọi con giữa muôn muôn người
tìm con dẫu nơi bùn nhơ”…

Hoàng Yến

Đừng xin...




* Đừng xin một chỗ cao vời 
Nếu không là chỗ treo người đóng đinh 

* Đừng xin nhất thế nhì trần 
Nếu không uống chén vô ngần đắng cay 

* Đừng xin nhan sắc hoa hương 
Nếu không lòng mến phi thường cho đi 

* Đừng xin người nhắc lên cao 
Nếu không thành khẩn cúi đầu khiêm cung..

10 ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG.



1. Chúa Nhật Hiện Xuống đánh dấu ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông Đồ

2. Chúa Nhật Hiện Xuống diễn ra sau lễ Phục Sinh 50 ngày.

3. Kinh Thánh ghi lại ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tại Cv 2, 1-13

4. Chúa Thánh Thần đến sau khi Đức Giêsu Kitô lên trời 10 ngày.

5. Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống được xem như “Sinh nhật của Hội Thánh”

6. Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là để thực hiện lời hứa của Chúa Giêsu đó là Thầy sẽ gửi “Đấng Bảo Trợ” và “Thần Khí sự thật” đến với anh em. (Ga 16, 5-15)

7. Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tạo làn sóng loan báo Tin Mừng quy mô lớn sau khi Chúa Giêsu về trời. Theo Cv 2, 41 ghi nhận rằng sau khi thánh Phêrô, được tràn đầy Thánh Thần, rao giảng trước đám đông, đã có thêm khoảng 3000 người chịu phép rửa.

8. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, hay còn gọi là Lễ Ngũ Tuần – cái tên này được phát xuất từ một sự kiện trong Tân Ước (Cv 2)

9. Người Do Thái cũng tổ chức mừng Lễ Ngũ Tuần, nhưng nó không giống với các Kitô Hữu. Họ mừng Lễ Ngũ Tuần để kỷ niệm việc Thiên Chúa ban 10 điều răn trên núi Sinai 50 ngày sau khi họ thoát khỏi ách nô lệ. Theo truyền thống của người Do Thái, họ tổ chức lễ Ngũ Tuần sau Lễ Vượt Qua 50 ngày.

10. Trong Giáo Hội Công Giáo Rôma, Chúa Thánh Thần thường được tượng trưng bằng màu đỏ, đó là biểu tượng lửa của Chúa Thánh Thần.

Ngải đã gọi con...


Ngài gọi con tiếng trầm rung mùa gió
Vọng hồng hoang dậy thức cả trăng sao
Ngài gọi con bật rừng lá lao xao
Lay dòng nước lao đao ngàn sóng biếc

Ngài tìm con nhịp lòng giăng da diết 
Ánh mắt trời đọng từng áng tơ mây
Ngài tìm con gập ghềnh lối sương vây
Bước sớm chiều hanh hao nét màu nắng

Gọi tên con sao nghe vùng trái đắng
Bóng mịt mờ nhạt nhòa dáng khơi xa
Gọi tên con quyện mắt chờ thiết tha !
Giọt mưa trắng mang vị mặn trời đất

Ôi tiếng gọi ươm hương tình chất ngất !
Mọng Lời thơ chan chứa trọn vần yêu
Tim gọi tim nối kết nhịp huyền siêu
Mở cung bậc dâng ngập tràn ánh sáng

Ôi tiếng gọi đợi trông bao ngày tháng !
Vẳng trong hồn thầm thĩ lòng Gió reo
Đến bao giờ tim lắng tiếng trong veo ?! 
Cho cảm nếm vần tình trong chữ nhẫn !

Ngài gọi con gọi rền vang vô tận
Sương chợt mềm cát nhẹ vỡ câu kinh
Cho hồn con thấu hiểu miền lặng thinh
Bước trở về bài ca mùa hy vọng...

Lẽ sống của tôi là Đức Kitô

Khi đến với Chúa...




Lạy Chúa,khi đến với Chúa
Con tháo bỏ đôi giày: tham vọng của con,
Con cởi bỏ đồng hồ: thời khóa biểu của con,
Con đóng lại bút viết: quan điểm của con,
Con bỏ xuống chìa khóa: an toàn của con,
Để con được ở một mình với Ngài,
Lạy Thiên Chúa duy nhất và chân thận.

Sau khi được ở với Ngài,
Con sẽ xỏ giày vào, để đi theo đường của Chúa
Con sẽ đeo đồng hồ vào, để sống trong thời gian của Chúa
Con sẽ đeo kính vào, để nhìn thế giới của Chúa
Con sẽ mở bút ra,để viết những tư tưởng của Chúa
Con sẽ cầm chìa khóa lên, để mở những cánh cửa của Chúa.

HÃY THẬN TRỌNG KHI NGUYỆN KINH LẠY CHA



Ðể đọc Kinh Lạy Cha mà không dối Chúa và tự dối mình:

Bạn đừng thưa “chúng con”
nếu bạn sống cau có trong ích kỷ.

Bạn đừng gọi “Cha”
nếu mọi ngày bạn không sống như người con.

Bạn đừng kêu “Ðấng ngự trên Trời”
nếu bạn luôn nhắm đến toàn những chuyện dưới đất.

Bạn đừng nói “xin cho Danh Cha cả sáng”
nếu bạn không kính trọng từng con người.

Bạn đừng nói “xin cho Nước Cha trị đến”
nếu bạn lầm tưởng nó với những tham vọng của riêng bạn.

Bạn đừng nói “xin cho Ý Cha thể hiện”
nếu như bạn không chấp nhận sự thử thách của nó.

Bạn đừng nói “dưới đất cũng như trên Trời”
nếu bạn chỉ lo nhìn lên trời mà không thấy ai khác chung quanh bạn.

Bạn đừng nói “cho chúng con” 

nếu bạn không cho người khác điều bạn có.

Bạn đừng nói “hôm nay”
nếu bạn chỉ hối tiếc quá khứ hoặc chỉ đeo đuổi một tương lai tốt hơn.

Bạn đừng nói “lương thực hằng ngày”
nếu bạn không chạnh lòng thương những người đói khát.

Bạn đừng nói “xin tha tội cho chúng con”
nếu bạn không nhận thấy lỗi của chính mình đối với tha nhân.

Bạn đừng nói “như chúng con cũng tha kẻ có lỗi với chúng con”
nếu bạn chậm trễ không muốn tha thứ cho kẻ đã xúc phạm đến bạn.

Bạn đừng nói “xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ”
nếu bạn không sẵn sàng chống lại nó.

Bạn đừng kết thúc bằng lời “Amen”
nếu bạn không trân trọng với những điều trên đây của Kinh Lạy Cha.